Chiều ngày 03/10, tại Phòng họp UBND huyện, Đoàn giám sát HĐND huyện do đồng chí A Hơn – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm Trưởng đoàn; đồng chí Ngô Thị Sâm – UVBTVHU, Phó Chủ tịch HĐND huyện; các đồng chí trong các Ban HĐND huyện, Văn phòng HĐND và UBND huyện đã có buổi giám sát tại UBND huyện về tình hình thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Đăk Tô. Về phía lãnh đạo huyện có đồng chí Đặng Quang Hải – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Chiều ngày 03/10, tại Phòng họp UBND huyện, Đoàn giám sát HĐND huyện do đồng chí A Hơn – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm Trưởng đoàn; đồng chí Ngô Thị Sâm – UVBTVHU, Phó Chủ tịch HĐND huyện; các đồng chí trong các Ban HĐND huyện, Văn phòng HĐND và UBND huyện đã có buổi giám sát tại UBND huyện về tình hình thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Đăk Tô. Về phía lãnh đạo huyện có đồng chí Đặng Quang Hải – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Toàn cảnh buổi làm việc
Theo báo cáo, tổng số các mô hình, dự án đã đã xây dựng từ ngày năm 2018 đến nay là 48 dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với tổng kinh phí UBND huyện phê duyệt thực hiện 48 dự án là 9.592,1 triệu đồng; UBND huyện đã tham mưu Huyện ủy ban hành các văn bản về triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn của huyện và UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát đăng ký danh mục thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Các dự án triển khai từ thôn, làng do người dân bình chọn đối tượng, nội dung thực hiện hỗ trợ, có sự bình xét công khai từ cơ sở, ưu tiên hỗ trợ những hộ gia đình nghèo, cận nghèo, có lao động để tăng hiệu quả đầu tư của dự án. Bên cạnh đó, UBND huyện đã chủ động phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể cấp huyện, và các đoàn thể cấp huyện, Đảng ủy các xã tích cực vận động nhân dân triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng tiếp thu, trong đó ưu tiên thực hiện việc đưa thông tin về cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện.
Nhìn chung các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất sau khi triển khai đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân; giúp giảm được 174 hộ nghèo và cận nghèo. Đồng thời, việc tham gia dự án giúp hộ dân học hỏi nâng cao trình độ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, phần nào khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Bên cạnh đó, trong việc triển khai các dự án, mô hình phát triển sản xuất còn nhiều hạn chế như: Đối với các dự án hỗ trợ trồng, chăm sóc cây cà phê chưa được người dân tham gia tích cực, ít đầu tư, chăm sóc dẫn đến tình trạng vườn cây suy yếu, năng suất thấp, không hiệu quả dẫn đến bỏ vườn; Dự án nuôi heo sọc dưa theo mô hình tập trung (Tổ hợp tác) không mang lại hiệu quả, các hộ dân các đùn đẩy, ỷ lại lẫn nhau dẫn đến tình trạng đàn lợn bị bệnh chết, có tình trạng một số hộ tham gia dự án nuôi heo sọc dưa đã bán hết, không tái đàn nhưng chính quyền địa phương chưa cập nhật thông tin và xử lý kịp thời; Một số hộ tham gia dự án nuôi bò sinh sản chuồng trại chưa đảm bảo, chăm sóc chưa tốt đến chu kỳ trả vốn đã bán hết bò , vẫn có tình trạng bò chết do hộ gia đình chưa biết quan tâm, chăm sóc; Tiến độ và khả năng thu hồi vốn sau đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ở các xã còn chậm; Việc kiểm tra, giám sát các hộ thực hiện dự án chưa thường xuyên...
Kết luận buổi giám sát, đồng chí Trưởng đoàn giám sát đề nghị UBND huyện chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết các mô hình phát sinh, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án. Đối với các Phòng ban liên quan thực hiện tốt công tác tham mưu UBND huyện về tăng cường công tác kiếm tra, giám sát thường xuyên tình hình triển khai, thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tại cơ sở; đề nghị các địa phương phải báo cáo theo từng quý. Việc bàn giao các mô hình đã triển khai tại địa phương cần đánh giá mô hình nào đạt kết quả, không đạt kết quả để từ đó tham mưu UBND huyện phương án đạt hiệu quả để triển khai và nhân rộng các mô hình, dự án. Đối với UBND các xã, thị trấn tổ chức sơ kết, tổng kết các dự án, mô hình hỗ trợ sản xuất thời gian qua tại địa phương để định hướng các mô hình tiếp tục duy trì, nhân rộng và đề ra giải pháp triển khai hiệu quả các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong thời gian đến; Đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn đầu tư theo kế hoạch, đồng thời chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch luân chuyển vốn thu hồi để tái đầu tư, hỗ trợ cho các hộ khác tham gia phát triển sản xuất./.