Trong 3 ngày 15, 19 và 21/9, tại các xã Đăk Rơ Nga, Đăk Trăm và Diên Bình, Đoàn giám sát HĐND huyện do đồng chí A Hơn – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm Trưởng đoàn; đồng chí Ngô Thị Sâm – UVBTVHU, Phó Chủ tịch HĐND huyện; các đồng chí trong các Ban HĐND huyện, Văn phòng HĐND và UBND huyện đã có buổi giám sát tình hình thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Đăk Tô.
Trong 3 ngày 15, 19 và 21/9, tại các xã Đăk Rơ Nga, Đăk Trăm và Diên Bình, Đoàn giám sát HĐND huyện do đồng chí A Hơn – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm Trưởng đoàn; đồng chí Ngô Thị Sâm – UVBTVHU, Phó Chủ tịch HĐND huyện; các đồng chí trong các Ban HĐND huyện, Văn phòng HĐND và UBND huyện đã có buổi giám sát tình hình thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Đăk Tô.
Tại các buổi giám sát đoàn đã tiến hành giám sát thực tế tại các thôn làng trên địa bàn các xã để nắm bắt tình hình thực hiện các mô hình, dự án về nuôi heo sọc dưa, nuôi bò cỏ sinh sản, trồng và chăm sóc cây cà phê vôi… tại các thôn Đăk Manh I, Đăk Manh II xã Đăk Rơ Nga; thôn Đăk Đring xã Đăk Trăm; thôn Đăk Rang Pêng xã Diên Bình. Qua giám sát thực tế, nhìn chung các hộ gia đình đều nghiêm túc triển khai thực hiện các mô hình, dự án hỗ trợ.
Sau khi giám sát thực tế tại cơ sở, Đoàn đã tiến hành làm việc với UBND các xã. Theo báo cáo, trên địa bàn xã Đăk Rơ Nga từ năm 2018 đến nay đã thực hiện tổng cộng 5 mô hình, dự án với tổng kinh phí trên 1.160.410.000 đồng; xã Đăk Trăm triển khai thực hiện là 05 dự án với tổng kinh phí trên 700.000.000 đồng; xã Diên Bình có 4 dự án với kinh phí trên 550.000.000 đồng… UBND các xã đã phối hợp cùng Mặt trận, các hội, đoàn thể xã tổ chức phổ biến tuyên truyền các chính sách pháp luật về các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn đến nhân dân biết thông qua lồng ghép vào nội dung các cuộc họp do các hội, đoàn thể hoặc ban thôn tổ chức và vận động, hướng dẫn các hộ dân tham gia thực hiện Dự án phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. UBND các xã việc chọn đối tượng, nội dung thực hiện hỗ trợ, có sự bình xét công khai từ cơ sở, ưu tiên hỗ trợ những hộ gia đình nghèo, cận nghèo, có lao động để tăng hiệu quả đầu tư của dự án và được trình các ngành chức năng của huyện thẩm định theo đúng quy trình, quy định.
Ngoài những ưu điểm đã làm được còn những mặt hạn chế như: Công tác phối hợp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện chưa thường xuyên; hiệu quả thấp; việc tổ chức chăn nuôi theo mô hình tập trung không đạt hiệu quả dẫn đến tình trạng bò chết, heo chết; các dự án đã đến thời kỳ thu hồi vốn, luân chuyển vốn cho đối tượng khác nhưng khó thực hiện; Đối tượng tham gia vào các dự án được triển khai thực hiện còn hạn chế về mức đóng góp, nguồn lực, nhân công...
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch HĐND huyện đề nghị UBND các xã tăng cường hơn nữa công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá; thực hiện thu hồi vốn theo định mức quy định để luân chuyển, nhân rộng cho các hộ nghèo, cận nghèo khác trên địa bàn xã khi đến thời gian thu hồi; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các hộ dân tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất,
Nhìn chung, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương./.
Một số hình ảnh tại các buổi giám sát:
Giám sát thực tế mô hình nuôi bò sinh sản tại xã Đăk Rơ Nga
Giám sát thực tế mô hình nuôi heo sóc dưa và trồng cà phê vối tại xã Đăk Trăm
Đoàn làm việc tại UBND xã Đăk Trăm
Giám sát thực tế dự án chỉnh trang vườn nhà tại xã Diên Bình
Đoàn làm việc tại UBND xã Diên Bình