Cà phê vối là một trong những cây trồng chủ lực của huyện, trong thời gian UBND huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân đầu tư thâm canh, tăng năng suất và trồng tái canh cà phê trên những diện tích đã bị già cỗi, có năng suất thấp và thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật trồng tái canh cà phê để tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng cà phê.
Cà phê vối là một trong những cây trồng chủ lực của huyện, trong thời gian UBND huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân đầu tư thâm canh, tăng năng suất và trồng tái canh cà phê trên những diện tích đã bị già cỗi, có năng suất thấp và thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật trồng tái canh cà phê để tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng cà phê.
Mô hình cà phê tại xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô
Trong giai đoạn 2015-2021, tổng diện tích tái canh cà phê bằng phương pháp trồng tái canh trên địa bàn huyện là 39 ha ; 100% diện tích trồng tái canh sử dụng cây giống gieo ươm từ hạt; các giống như TRS1, TR4, TR5, TR9, Xanh lùn... có năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước khi thực hiện tái canh. Phần lớn diện tích tái canh đã được người dân luân canh cây trồng như ngô, sắn… Tỷ lệ diện tích cà phê được trồng xen cây ăn quả, hồ tiêu và cây khác trên địa bàn rất ít, chiếm khoảng 10%. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống cà phê; đồng thời công khai thông báo cho bà con nông dân những địa chỉ cung cấp giống đảm bảo chất lượng, những cơ sở bị vi phạm hoặc bị xử lý hành chính để nông dân có cơ sở lựa chọn nguồn giống tốt. Dự kiến giai đoạn 2021-2025, tổng diện tích tái canh cà phê khoảng 150 ha (trồng mới tái canh 50 ha; ghép tái canh 100 ha).