banner
Thứ 4, ngày 21 tháng 5 năm 2025
Xử lý rác thải cồng kềnh
5-2-2025
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu mua sắm nội thất bàn ghế, giường, tủ, đệm... càng tăng, không chỉ mua theo nhu cầu thiếu mà còn mua vì thay đổi thị hiếu, sở thích. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu các món đồ cũ không tái sử dụng sẽ trở thành đồ thải bỏ, rác cồng kềnh vì thế ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Việc xử lý đúng cách loại rác thải này không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường mà còn đóng vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Rác thải cổng kềnh là một loại rác thải có khối lượng và kích thước lớn, không thể phân hủy tự nhiên hoặc xử lý thông qua các phương pháp xử lý rác thải thông thường, ví dụ như giường, tủ, nệm, bàn ghế, cây xanh...
Tác hại của rác thải cồng kềnh trong cuộc sống
Rác thải cồng kềnh tạo ra một loạt các vấn đề môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và ô nhiễm đất.
Khi các vật dụng như giường, tủ, nệm, bàn ghế và cây xanh bị vứt bỏ một cách bừa bãi, chúng phân hủy và tạo ra các chất độc hại. Những chất độc hại này có thể thấm vào lòng đất và nước ngầm, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến nguồn nước và hệ sinh thái xung quanh.
Ngoài ra, rác thải cồng kềnh cũng gây ra ô nhiễm không khí do quá trình phân khí metan và các nhiễm khác.
Một số giải pháp xử lý rác thải cồng kềnh
Giường là một trong những loại rác thải cổng kênh phổ biến. Khi một chiếc giường cũ không còn sử dụng được nữa, nó trở thành một vấn đề khó giải quyết bởi việc tiếp tục sử dụng giường cũ không chỉ gây ra sự bất tiện mà còn làm suy yếu tính thẩm mỹ của không gian sống. Tái chế giường cũ: Một giải pháp thú vị để xử lý rác thải giường là sử dụng giường tái chế. Thay vì vứt bỏ giường cũ, ta có thể tận dụng lại các vật liệu và tái chế chúng thành giường mới, các tấm ván từ giường có thể được sử dụng để làm đồ nội thất hoặc vật liệu xây dựng khác.
 
Tủ là một trong những loại rác thải cồng kềnh khó xử lý. Khi một chiếc tủ cũ không còn sử dụng được nữa, việc vứt bỏ nó vào bãi rác không phải lúc nào cũng là một giải pháp tốt, điều này không chỉ gây ra lãng phí tài nguyên mà còn gây ô nhiễm môi trường. Tái chế tủ cũ: Xử lý rác thải tủ bằng cách tái sử dụng chúng thay vì loại bỏ hoàn toàn, sơn sửa, thay đổi phần cứng hoặc tái sử dụng tủ trong các công trình khác. Nếu không thể tái sử dụng, ta có thể tái chế các vật liệu như các tấm gỗ từ tủ để làm nội thất hoặc làm nguyên liệu xây dựng.
 
Nệm là một rác thải cồng kềnh khá phổ biến. Khi một chiếc nệm đã qua sử dụng, việc vứt bỏ nó trở thành một thách thức đối với các hệ thống xử lý rác thải thông thường, vì vậy việc tái chế nệm có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tận dụng tài nguyên. Tái chế nệm cũ: Một giải pháp tiết kiệm và bảo vệ môi trường là tái chế các vật liệu từ nệm. Sử dụng mút, vải và kim loại từ nệm để làm đồ nội thất, nếu nệm còn trong tình trạng tốt, ta có thể tái sử dụng nó bằng cách cho đi, tặng lại hoặc sử dụng trong các công trình khác.
 
Bàn ghế là một loại rác thải công kênh pho bién trong ngành công nghiệp và tiểu thủ công. Khi một chiếc bàn hoặc ghế cũ không còn sử dụng được nữa, việc xử lý nó trở thành một vấn đề khó khăn. Tái chế bàn ghế cũ: Giải pháp xử lý đơn giản nhất là tái chế vật liệu gỗ từ bàn ghế để làm đồ nội thất hoặc vật liệu xây dựng. Nếu bàn ghế còn trong tình trạng tốt, ta có thể sửa chữa và tái sử dụng.
 
Cây xanh cũng là một loại rác thải cồng kềnh. Khi các cây xanh đã chết hay bị đổ gãy, việc xử lý chúng là vô cùng cần thiết. Tái chế cây xanh: Có nhiều phương pháp tái chế và tận dụng lại cây xanh đã chết để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Phổ biến nhất là sử dụng các cành cây và lá cây để làm phân bón tự nhiên hoặc nguyên liệu cho việc tái tạo môi trường. Ngoài ra ta có thể sử dụng cây xanh tái chế như cây bonsai hoặc cây cảnh để làm đẹp cho không gian sống.
 
Quy định về xử lý rác thải cồng kềnh
Thực hiện Quyết định số 13/2023/QĐ-UBND ngày tháng 04 năm 2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định về quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Kon Tum về quản lý chất thải rắn cồng kềnh; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tại điểm b mục 4.1 khoản 4 Văn bản số 2962/HD-STNMT ngày 06 tháng 10 năm 2023 như sau:
+ Chủ nguồn thải có thể tự vận chuyển hoặc tự thỏa thuận với chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để yêu cầu dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn cổng kềnh đến nơi tiếp nhận.
+ Nơi tiếp nhận là điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc điểm tiếp nhận chất thải rắn cồng kềnh do chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện xác định và công bố.
+ Trường hợp chất thải rắn công kềnh sau khi tháo dỡ, giảm thể tích có thể chứa trong thùng 660 lít thì có thể thu gom ra điểm tập kết.
+ Các trường hợp khác, chất thải rắn cồng kềnh có thể được tháo dỡ và giảm thể tích trước hoặc sau khi chuyển đến trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc điểm tập kết chất thải rắn cồng kềnh do chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện xác định và công bố.
Hiệu quả của xử lý rác thải cồng kềnh đúng cách
Xử lý rác thải cồng kềnh mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và cộng đồng. Thứ nhất, việc tách và tái chế vật liệu giúp giảm sự tiêu thụ tài nguyên tự nhiên và giảm ô nhiễm do quá trình sản xuất mới.
Thứ hai, việc sử dụng công nghệ xử lý rác hiện đại giúp giảm ô nhiễm không khí và nước từ quá trình xử lý rác.
Cuối cùng việc xử lý rác thải cồng kềnh đóng góp vào việc tạo ra các nguồn tài nguyên tái tạo và giảm ô nhiễm môi trường.
NGỌC HẠNH – Văn phòng HĐND và UBND huyện
Số lượt xem:29

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN ĐĂK TÔ - TỈNH KON TUM
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Sa Phương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
Địa chỉ: Số 22 đường Trần Hưng Đạo, khối 3 thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0260.3831.209, Fax: 0260.3831.209; Email: ubnddakto-kontum@chinhphu.vn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

1396425 Tổng số người truy cập: 12 Số người online:
TNC Phát triển: