.jpg)
Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các Quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, lưởngj rác thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện bích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra Đại dương. Việc lạm dụng sử dụng sản phậm nhựa, nhất là túi nilon khó phân huỷ, sản phẩm nhựa dùng 1 lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Không thể phủ nhận độ tiện dụng mà đồ nhựa mang lại cho cuộc sống con người nên chúng đã hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ những vật dụng nhỏ bé hằng ngày như: Túi nilon, ống hút, hộp đựng thực phẩm… thế nhưng đằng sau sự tiện dụng này là một mối nguy hại cho thế giới loài người.
Rác thải nhựa là gì?
Rác thải nhựa là những chất không được phân huỷ trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải nilon gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại những khác nhau cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người từ các nguồn sau: Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điêm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí; chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, từ khách du lịch; chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, từ cơ quan, trường học…
Tác hại của rác thải nhựa
Chúng ta thường nghĩ các loại rác thải sau khi bị vứt đi sẽ vào các khu xử lý rác, thật ra một phần lớn chúng sẽ đến những bãi chôn lấp và thậm chí tệ hơn là tuồn ra đại dương. Nhưng điều gì thực sự xảy ra với mảnh rác đó và nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường của chúng ta trong bao lâu ? Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, rác nhựa không có khả năng tự phân hủy sinh học, chúng chỉ có thể vỡ thành những mảnh nhỏ và trôi nổi khắp nơi, nếu có tác động của ánh sáng mặt trời thì cũng phải nhiều thế kỷ nhựa mới phân hủy được.
Ví dụ:
450-1000 năm
• Chai nước: mất 450-1000 năm để phân hủy;
• Cốc ly xốp: 50 - 200 năm;
• Túi nhựa: 500-1000 năm;
• Ống hút: 100-500 năm;
• Bỉm, tả lót: 250-500 năm.
Dù đã phân hủy và lẫn vào đất thì chất nhựa PE sẽ làm đất bị trở, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ...
Ngày 17 tháng 11 năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường tại điều 73 quy định: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương. Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cũng đã quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứ vi nhựa. Theo đó, từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 Việt Nam sẽ không sản xuất và nhập khẩu túi nilon khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030 dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi nilon khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
Một số giải pháp

Cách tốt nhất để có thể giải quyết chất thải nhựa là mọi người cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ nhựa đồng thời thực hiện nghiêm túc các hoạt động thu gom, phân loại rác thải nhựa, không xả chúng bừa bãi ra bên ngoài môi trường.
Loại bỏ túi nilon, thay vào đó sử dụng các loại thay thế như: Túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi dệt từ sợi nilon sử dụng nhiều lần.
Tái sử dụng các loại chai lọ, sử dụng các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muỗng) bằng gỗ, sứ... Sử dụng bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa.