Hiệu quả bước đầu từ mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp nông dân |
15-11-2021 |
Nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Nông dân huyện đã tập trung xây dựng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp. Tham gia mô hình này, nhiều hộ dân trên địa bàn đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. |
CT |
Nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Nông dân huyện đã tập trung xây dựng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp. Tham gia mô hình này, nhiều hộ dân trên địa bàn đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ngày 23/6/2016, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Đề án 24-ĐA/HNDTW về xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp. Việc thành lập các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp được dựa trên tiêu chí “5 cùng”: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự sẻ chia; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi. Tổ hội nghề nghiệp trồng và chăm sóc, phát triển Cà phê tại thôn 3 xã Tân Cảnh là một trong những chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp được thành lập dựa trên các tiêu chí như vậy. Được thành lập và ra mắt vào tháng 10 năm 2019,Tổ hội Nông dân nghề nghiệp trồng và chăm sóc, phát triển Cà phê tại thôn 3 xã Tân Cảnh do ông Cao Văn Luận làm Tổ trưởng với 11 hội viên tham gia, nguồn vốn ban đầu hơn 1 tỷ đồng do các thành viên trong hội tự đóng góp. Từ năm 2020, với quy mô jown 40 ha trồng cà phê, cao su, tiêu, sầu riêng… doanh thu từ 700 đến hơn 1tỷ/năm. Từ khi thành lập đến nay, các hội viên tham gia được tạo điều kiện cùng nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trong canh tác cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tạo ra sản phẩm cà phê sạch, chất lượng. Cùng với các cơ quan chức năng tạo liên kết với các doanh nghiệp để đưa sản phẩm đến với doanh nghiệp và thị trường với mức giá phù hợp, đảm bảo được chất lượng đời sống của bà con Nhân dân. Ông Cao Văn Luận - Tổ trưởng chi hội nghề nghiệp thôn 3 xã Tân Cảnh cho biết:“Qua thời gian tham gia mô hình sản xuất của hội nông dân, nói chungmọi người trong tổ rất đoàn kết, tham khảo đóng góp về những kinh nghiệm hay đem lại thu nhập cao cho mỗi hộ gia đình”.
Mô hình trồng và chăm sóc, phát triển Cà phê tại thôn 3 xã Tân Cảnh
Những năm qua, mô hình tổ nghề nghiệp sản xuất rau an toàn tại khối 7 thị trấn Đăk Tô hoạt động hiệu quả, mang lại nhiều khởi sắc cho bà con nông dân nơi đây. Khoảng 8 năm trước, gia đình anh Vũ Trung Kiên trồng rau bằng phương thức truyền thống, canh tác đại trà theo kinh nghiệm dân gian trên diện tích gần 1ha. Với chi phí đầu tư cao nhưng không đạt hiệu quả do thiếu kinh nghiệm, sâu bệnh, tiêu thụ đầu ra hạn chế, tháng 5/2019, gia đình anh tham gia vào tổ sản xuất rau an toàn do Hội Nông dân triển khai. Thay vì sử dụng các chất kích thích giúp rau tăng trưởng như trước, gia đình anh được tổ hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ ủ hoai, bón lót, cày xới, gieo trồng phù hợp đúng kỹ thuật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý theo từng giai đoạn, lắp đặt hệ thống tưới phun đồng thời trồng xen canh các loại rau cải, rau xà lách, rau dền, khổ qua, mướp, dưa leo... Nhờ đó, giá trị kinh tế tăng lên so với sản xuất rau thông thường khoảng 40%. Hiện với gần 1ha, mỗi năm gia đình thu hoạch từ 9-10 vụ, trừ chi phí gia đình thu nhập hơn 100 triệu đồng. Anh Vũ Trung Kiên - Khối 7 thị trấn Đăk Tô chia sẻ: “Từ khi gia đình tham gia mô hình này, được tham gia buổi tập huấn do Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện tổ chức, việc áp dụng không dùng thuốc hóa học thay vào đó là sử dụng phân bón sinh học để hoai mục theo đúng quy trình đã giúp năng suất tăng lên”.
Mô hình sản xuất rau an toàn của gia đình anh Kiên
Cùng với sự chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp, Hội Nông dân huyện đã tập trung khai thác các nguồn vốn và ưu tiên cho các tổ hội nghề nghiệp được vay từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, vốn vay Ngân hàng chính sách, các chương trình dự án khác…Do đó, đến nay trên địa bàn huyện đã thành lập được 05 Tổ hội Nông dân nghề nghiệp với hơn 30 thành viên, hoạt động trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi…Trong quá trình hoạt động, các chi, tổ hội nghề nghiệp đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên/tổ hội/năm. Anh Võ Đình Thăng - Chủ tịch Hội nông dân huyện cho biết: “Khi thành lập Tổ hội nông dân nghề nghiệp, ngoài số vốn mà quỹ nông dân hỗ trợ còn có một số tổ không có nguồn này, nhưng các tổ luôn trao đổi kinh nghiệm, thống nhất tìm đầu ra cho sản phẩm trong quá trình thực hiện mô hình. Hiện nay đối với Hội nông dân huyện, đã có 5/9 xã có tổ hội nông dân nghề nghiệp.Điều này giúp cho việc thành lập các hợp tác xã liên kết để thực hiện đạt các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chỉ đạo, định hướng của Huyện ủy và UBND huyện”.
Thời gian tới, Hội nông dân huyện tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng mô hình trên, qua đó góp phần nâng cao tư duy tự lực, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của hội viên, tăng khả năng dẫn dắt đông đảo nông dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng./ |
Thanh Huyền – Nguyệt Hằng - Trung tâm VHTTDL&TT huyện |
Số lượt xem:2548 |