Làm việc với Đoàn Khảo sát Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh |
1-10-2021 |
Chiều ngày 07/9/2021, Tại Hội trường trực tuyến UBND huyện, Đoàn Khảo sát Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện lấy ý kiến tham gia dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 36/2020/NQ-HĐND ngày 16/7/2020 của HĐND tỉnh. |
CT |
Chiều ngày 07/9/2021, Tại Hội trường trực tuyến UBND huyện, Đoàn Khảo sát Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện lấy ý kiến tham gia dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 36/2020/NQ-HĐND ngày 16/7/2020 của HĐND tỉnh.
Toàn cảnh buổi làm việc Tham dự buổi làm việc, về phía Đoàn khảo sát có đồng chí Trần Bá Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh; đồng chí A Tuân – Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh và các đồng chí đại diện Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh. Về phía huyện có đồng chí A Hơn – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Ngô Thị Sâm - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Ngô Văn Liêm – Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện; đồng chí Sa Phương - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện và lãnh đạo các phòng, ban thuộc UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
Đồng chí Trần Bá Tuấn phát biểu tại buổi làm việc Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Bá Tuấn đã thông qua các nội dung của dự thảo Nghị quyết số 36/2020/NQ-HĐND về quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Qua quá trình trao đổi, thảo luận, Đoàn khảo sát ghi nhận, chia sẻ những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các nội dung của Nghị quyết. Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện cũng chỉ ra một số khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện Nghị quyết như: Chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã; trong đó có bổ sung chức danh Chủ tịch Hội Người cao tuổi. Việc bổ sung nêu trên phù hợp với yêu cầu thực tiễn các mặt công tác ở cơ sở và phù hợp với tính lịch sử khách quan của tổ chức Hội Người cao tuổi. Các chức danh của các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, đoàn thanh niên…) các tổ chức cho rằng theo điều lệ của các tổ chức này đều có chức danh cấp phó như hiện nay là không phù hợp. Đối với Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, do không còn phụ cấp như trước đây nên việc bố trí con người đảm nhận chức danh này gặp nhiều khó khăn; việc thực hiện xã hội hóa đối với những xã thuộc vùng khó khăn hiện tại rất khó thực hiện được, nên hiện tại các hội này hầu như không hoạt động. Bên cạnh đó, về phía huyện cũng đề xuất bỏ Điều 5, bổ sung Điều 6 trong Nghị quyết 36 cụ thể như sau: Khoán kinh phí hỗ trợ hoạt động cho mỗi thôn, tổ dân phố là 20.000.000 đồng/thôn, tổ dân phố/năm để chi bồi dưỡng cho người tham gia công việc ở thôn, dân phố khi tham gia trực tiếp công việc ở thôn, dân phố (không bao gồm các chức danh: Bí thư, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận và Thôn trưởng).Không bố trí các chức danh: Tổ chức – Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận nhưng Văn phòng Đảng tăng mức phụ cấp lên 2,0 (vì Văn phòng Đảng ủy xã phụ trách tham mưu tất cả các nội dung công việc của Đảng) và giữ nguyên mức phụ cấp Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn như Nghị quyết. Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trần Bá Tuấn ghi nhận các ý kiến tham gia đối với dự thảo Nghị quyết trên đồng thời tổng hợp các kiến nghị đối với những khó khăn, vướng mắc của UBND huyện đề xuất UBND tỉnh quan tâm giải quyết đối những nội dung nào thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh thì kiến nghị HĐND tỉnh giải quyết, những nội dung không thuộc thẩm quyền của tỉnh phải kịp thời kiến nghị đối với các Bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ. NGỌC HẠNH – Văn phòng HĐND và UBND huyện |
Số lượt xem:2293 |