Phân loại, xử lý rác thải xây dựng
3-2-2025
Đô thị hóa nhanh, nhiều công trình được xây dựng, trong đó có công trình nhà ở dân sinh. Sự gia tăng các công trình xây dựng đã đem lại bộ mặt mới cho không gian từ đô thị đến nông thôn. Vậy nhưng đằng sau sự phát triển là lượng chất thải rắn xây dựng không được thu gom, xử lý dẫn đến tiện đâu đổ đấy đang gây bức xúc trong cộng đồng, làm mất mỹ quan tại nhiều khu vực.
Phân loại, xử lý rác thải xây dựng
CT
Đô thị hóa nhanh, nhiều công trình được xây dựng, trong đó có công trình nhà ở dân sinh. Sự gia tăng các công trình xây dựng đã đem lại bộ mặt mới cho không gian từ đô thị đến nông thôn. Vậy nhưng đằng sau sự phát triển là lượng chất thải rắn xây dựng không được thu gom, xử lý dẫn đến tiện đâu đổ đấy đang gây bức xúc trong cộng đồng, làm mất mỹ quan tại nhiều khu vực.
Chất thải rắn xây dựng là loại rác không thể phân hủy, không thể đốt, được thải ra do phá vỡ, cải tạo các hạng mục, công trình xây dựng cũ hoặc từ quá trình xây dựng các hạng mục, công trình mới như: Nhà, cầu cống, đường giao thông; vôi vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống dẫn nước bằng sành sứ, tấm lợp, thạch cao,..
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Ngày 09 tháng 05 năm 2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 24/2023/QĐ-UBND vê Quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh. Chất thải rắn xây dựng gồm các loại sau đây:
+ Chất thải rắn xây dựng có khả năng tái chế được.
+ Chất thải rắn xây dựng có thể tái sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các nơi khác.
+ Chất thải rắn xây dựng không tái chế, tái sử dụng được và phải đem chôn lấp.
+ Chất thải rắn xây dựng chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác được phân loại riêng và quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Chất thải rắn xây dựng phân loại ngay tại nơi phát sinh; sau khi phân loại không được để lẫn với các chất thải khác và phải được lưu giữ riêng theo quy định.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Các loại chất thải rắn xây dựng được tái chế, xử dụng theo các mục đích: Đất hữu cơ, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực có đất phù hợp;
Chất thải rắn xây dựng dạng bê tông và gạch vụn chủ yếu được tái chế thành cốt liệu thô, có thể sử dụng làm vật liệu sản xuất gạch, tấm tường, gạch lát nền, các sản phẩm vật liệu xây dựng khác hoặc san nền;
Chất thải rắn xây dựng như gỗ, giấy chủ yếu được tái chế làm nguyên liệu cho sản xuất giấy, gỗ và nhiên liệu đốt;
Chất thải rắn xây dựng là vật liệu hỗn hợp nhựa đường, có thể tái chế thành vật liệu bê tông nhựa (dạng cốt liệu);
Chất thải rắn xây dựng là thép và các vật liệu kim loại khác, có thể trực tiếp tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu cho ngành luyện kim;
Các loại chất thải rắn xây dựng khác, tùy theo tính chất và đặc điểm (thành phần), được tái sử dụng, tái chế theo mục đích sử dụng phù hợp.
HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
Hiện nay, tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với thực tế là các công trình xây dựng, phá vỡ phân tán gây khó khăn cho việc thu gom, chưa có công nghệ phân loại, xử lý, tái chế chất thải rắn nên chưa nâng cao giá trị của chất thải rắn xây dựng. Ngoài ra, phương thức vận hành tại vị trí tập kết mang tính chất tạm thời, không lâu dài nên các giải pháp bảo vệ môi trường chưa đảm bảo.
Chất thải rắn xây dựng thải ra từ các công trình xây dựng cũ đã được tận dụng lại để san lấp mặt bằng đối với những công trình không đòi hỏi lớn về kỹ thuật, điều này đã giúp biến rác thành tài nguyên, tiết kiệm chi phí và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Các tổ chức, cá nhân, chủ thầu hoàn toàn có thể tận dụng lại nguồn phế thải như: Gạch, ngói để xây dựng các công trình hoặc quay vòng làm nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.
Giảm thiểu phế thải xây dựng ra môi trường, các chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn xây dựng phù hợp theo quy định.
Việc tái chế rác thải, đặc biệt là chất thải rắn xây dựng không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế như: Tiết kiệm được nguồn tài nguyên, giảm chi phí xây dựng và mang tới cơ hội việc làm rất lớn cho người lao động.
NGỌC HẠNH – Văn phòng HĐND và UBND huyện  
Số lượt xem:23