Xây dựng nhiều mô hình điểm thay đổi nếp nghĩ, cách làm |
14-7-2024 |
Thực hiện Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Cuộc vận động hơn 3 năm qua (2021-2024), Đảng ủy xã Tân Cảnh đã lãnh đạo xây dựng nhiều mô hình điểm để đồng bào DTTS làm theo, qua đó từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương. |
CT |
Thực hiện Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Cuộc vận động hơn 3 năm qua (2021-2024), Đảng ủy xã Tân Cảnh đã lãnh đạo xây dựng nhiều mô hình điểm để đồng bào DTTS làm theo, qua đó từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương.
Được sự giới thiệu của Đảng ủy xã Tân Cảnh, chúng tôi đến thăm gia đình ông A Miêu, trú tại thôn Đăk Ri Peng II và được ông kể: “Thực hiện Cuộc vận động, ông tham gia mô hình Chăn nuôi bò sinh sản. Từ 1 con bò cái do Nhà nước hỗ trợ, đến nay, ông có 3 con bò. Ngoài ra, ông còn chuyến đổi đất bạc màu trồng 1 ha cây cao su đang bước vào thời kỳ cạo mủ, lha cây mắc ca, 6 sào cây cà phê, 2ha cây mì và 3 sảo ruộng lúa hai vụ. Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật, đến nay, các loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng tốt, hàng năm, sau khi trừ các khoản chi phí sản xuất, ông lãi trên 150 triệu đồng.” Cũng tại thôn Đăk Ri Peng Il, bà Y Thát vui mừng kể, nhờ Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản và hướng dẫn cách chăn nuôi có chuồng trại, qua 3 năm chăm sóc chu đáo, bò sinh sản đều và hiện tại bà có 4 con bò. Cùng với sự phát triển các loại cây trồng, vật nuôi khác, đến nay, gia đình bà có của ăn, của để và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Bí thư Chi bộ thôn Đăk Ri Peng II cho biết: Thực hiện Cuộc vận động, Chi bộ chỉ đạo ban nhân dân thôn và các tổ chức đoàn thế của thôn vận động bà con xây dựng mô hình "Nuôi bò sinh sản", có 5 hộ tham gia, với 15 con và mô hình "Nuôi heo sọc dưa" có 4 hộ tham gia, với 24 con. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam vận động các nguồn hỗ trợ 2 hộ nghèo 2 con bò sinh sản, trị giá 20 triệu đồng/con; hố trợ 300 cây giống sáu riêng cho 26 hộ, với tổng kinh phí 54 triệu đồng. Chi hội nông dân thôn xây dựng tổ nghề nghiệp "Trồng và chăm sóc cây mắc ca”, có 11 thành viên tham gia và trồng được 11 ha.
Mô hình trồng mía của bà con thôn Đăk Ri Dốp, xã Tân Cảnh xanh tốt
Ghé thăm mô hình “Trồng mía” của 11 hộ dân thôn Đăk Ri Dốp, anh A Khảo - Trường thôn kiêm Tổ trưởng Tổ trồng mía thôn cho biết: Sau khi được UBND xã đưa đi tham quan, học hỏi các mô hình trồng mía có hiệu quả ở xã Đăk Trăm của huyện, bà con trong thôn làm theo để phát triển kinh tế. Được sự hỗ trợ giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ban đầu, bà con trồng được 3,1ha mía giống mới. Đến nay, mía xanh tốt, bà con ai cũng vui mừng. Dự kiến cuối năm nay thu trên 60 tấn mía cây/ha, trừ các khoản đầu tư, bà con lãi 20 triệu đồng/ha.
Đồng chí A Gớt - Bí thư Chi bộ thôn Đăk Ri Peng 2 bên vườn cây cà phê
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí A Chiến - Bí thư Đảng ủy xã Tân Cảnh chia sẻ: “Để Cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực với đồng bảo DTTS, 3 năm qua, Đảng ủy xã tập trung chỉ đạo hệ thống chính trị xây dựng các mô hình điểm để bà con học tập làm theo. Trong đó, tiêu biểu nhất có mô hình "Nuôi bò sinh sản" do Mặt trận hỗ trợ 6 hộ nghèo ở thôn Đăk Ri Peng I và thôn Đăk Ri Peng II, với 12 con bò sinh sản (trị giá 20 triệu đồng/con), đến nay, nâng lên được 13 con bò. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ 7 hộ nghèo vay 500 triệu đồng mua 24 con bò, đến nay, đã nâng lên 37 con. Hội LHPN nữ xã hỗ trợ 8 hộ nghèo làng Đăk Ri Dốp 28 con heo sọc dưa, trị giá 32 triệu đồng, đến nay nâng lên 45 con. Hội Nông dân xã quản lý mô hình "Trồng và chăm sóc cây mắc ca" tại thôn Đăk Ri Peng I và thôn Đăk Ri Peng Il, có 12 hộ tham gia trồng 2.004 cây mắc ca; đồng thời cấp giống rau cho 12 hộ tại 3 thôn đồng bào DTTS để bà con cải tạo vườn tạp, trồng rau sạch để ăn, cải thiện cuộc sống.”
Trong 3 năm qua, công tác xây dựng các mô hình phát triển sản xuất của các hộ gia đình đồng bào DTTS xã đã tạo ra phong trào thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình. Đa số đồng bào DTTS trong xã tích cực học tập, vận dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, năng suất, thu nhập năm sau cao hơn năm trước, đời sống người dân được nâng lên. Hơn 3 năm triển khai Cuộc vận động, đến nay, toàn xã có 27 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, bỏ dần các hủ tục, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững; có 40 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nên đến nay, toàn xã chỉ còn 47 hộ nghèo DTTS, chiếm 2,55% và 41 hộ cận nghèo DTTS, chiếm 2,17% so với tổng số hộ dân trong xã./. |
Trần Văn Phúc – Báo Kon Tum |
Số lượt xem:199 |