Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng trên địa bàn huyện |
1-2-2024 |
Những năm qua, huyện Đăk Tô luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn, xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, củng cố về an ninh chính trị trên địa bàn huyện. |
CT |
Những năm qua, huyện Đăk Tô luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn, xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, củng cố về an ninh chính trị trên địa bàn huyện.
Để bảo tồn sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa cồng chiêng trên địa bàn, huyện Đăk Tô đã thực hiện nhiều chủ trương, hành động cụ thể. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện có 54 bộ cồng chiêng; 18/36 thôn đồng bào DTTS có bộ cồng chiêng tập thể, 15 thôn chưa có cồng chiêng tập thể nhưng có cồng chiêng của hộ gia đình, chỉ còn lại 3 thôn chưa có cồng chiêng. Từ năm 2021 đến nay, huyện Đăk Tô đã cấp 15 bộ cồng chiêng cho các thôn đồng bào DTTS chưa có cồng chiêng trên địa bàn huyện; mở 4 lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang; 01 lớp truyền dạy về kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng và 01 lớp kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho các thôn đồng bào DTTS nhằm thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng một cách hiệu quả và đồng bộ. Truyền dạy về kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng Trong thời gian tới, huyện Đăk Tô sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số khơi dậy truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có văn hóa cồng chiêng. Cùng với đó, huyện đặc biệt chú trọng đến việc trao truyền cồng chiêng cho thế hệ trẻđể nét đẹp văn hoá Cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sẽ mãi lưu truyền cho các thế hệ sau./. |
Thanh Huyền - Trung tâm VHTTDL&TT |
Số lượt xem:1358 |