Nhận diện âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch núp bóng đằng sau lời “kêu gọi” bảo vệ Hoàng Sa & Trường Sa
30-5-2023
Ngày 4-10-2016, căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an đã đưa “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố, chống Nhà nước Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1981 đến nay, tổ chức này đã có nhiều hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhiều đối tượng đã bị bắt giữ, xét xử nhưng chúng vẫn không từ bỏ dã tâm lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhận diện âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch núp bóng đằng sau lời “kêu gọi” bảo vệ Hoàng Sa & Trường Sa
CT

Theo đó, hiện nay Việt Tân triệt để lợi dụng tâm lý bất bình của quần chúng nhân dân trước việc Trung Quốc có những hành vi xâm phạm chủ quyền vùng biển nước ta gần đây như: mở nhà hàng lẩu trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đưa máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 để vận chuyển quân lính và tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ trong điều kiện phức tạp tới đá Subi, Vành Khăn… thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam; đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1/5/2023-16/8/2023 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa… để kêu gọi cư dân mạng “bảo vệ” chủ quyền, lãnh thổ… nhưng thực chất đây là chiêu trò để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; âm mưu gây mất hình ảnh, uy tín của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Hoạt động chống phá lợi dụng vấn đề trên tuy không mới nhưng vẫn được chúng triệt để sử dụng đó là “lời kêu gọi” đòi lại chủ quyền Hoàng Sa, Trường sa. Cụ thể, trên trang facebook Việt Tân ngày 18/4/2023 có đăng bài, nội dung “Hoàng Sa là máu của ta, Trường Sa là thịt của ta. Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại. Quân bành trước đừng mong xâm lấn…Hãy hành động để đòi lại biển đảo” và dẫn dắt đến trang web https://vietnameseparacels.org Hoàng Sa & Trường Sa, kêu gọi chữ ký để khởi phát việc trình lên Liên Hợp Quốc, vận động các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước can thiệp vào vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, gây áp lực lên Chính phủ Việt Nam phải có những hành động cụ thể để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như: lên án hành động chiếm đóng của Trung Quốc tại các cuộc họp của ASEAN và tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc; đệ đơn kiện Trung Quốc tại Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở The Hague.

Tổ chức khủng bố Việt Tân tiếp tục “thỉnh cầu” thêm chữ ký

Đối với việc ký tên trên website này, người tham gia chỉ cung cấp email, họ tên (có dấu hoặc không dấu), sau đó bấm xác nhận là xong phần ký. Trang web sẽ tự động gửi vào email, người tham gia mở email và bấm xác nhận là xong. Với phương thức này, một người có thể tự lập hàng chục, thậm chí hàng trăm email ảo để tham gia ký tên. Danh sách những người ký tên được hiện trên trang web ứng kèm với thứ tự chữ ký đã đặt ra dấu hỏi lớn về tính minh bạch của người ký tên vì các thế lực thù địch hoàn toàn có thể điền thông tin ảo khắp nơi trên thế giới để lôi kéo đông đảo cư dân mạng tham gia. Mục đích của chúng là kêu gọi càng đông, càng đa dạng thành phần người tham gia trên các vùng lãnh thổ thì càng “được việc”. 

Chiêu trò này tuy không mới nhưng nó tác động đến uy tín chính trị của Việt Nam, khiến bạn bè quốc tế nghi ngại về những hành động của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời thông qua thủ đoạn thâm độc này mà chúng muốn vận động chính giới nước ngoài, nhất là các cá nhân, tổ chức thiếu thiện cảm với Việt Nam, nhằm gây sức ép chính trị.

Mẫu ký tên được tổ chức Việt Tân đưa ra

Ngoài ra, việc ký tên và để lại thông tin tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về việc lộ lọt thông tin các nhân. Vấn đề này tổ chức phản động Việt Tân hoàn toàn có thể lợi dụng để sử dụng vào mục đích khác như: đăng tải trên trang mạng phản động khác về việc người dân ở vùng lãnh thổ này đã giam gia để thực hiện các ý đồ đối với từng địa bàn cụ thể, bán thông tin cá nhân của người dùng...Lợi dụng email người dùng đã gửi chúng thường xuyên gửi các tin nhắn dụ dỗ, mua chuộc, móc nối lừa bịp, không đạt được mục đích thì chúng đe dọa, thường xuyên gây rối thông qua tin nhắn, các mối quan hệ cá nhân để theo chúng chống phá Nhà nước Việt Nam.

Trong xu thế hiện nay, thế giới là một mái nhà chung, các quốc gia đều có xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kể cả trong quan hệ song phương và đa phương; những điểm bất đồng giữa các quốc gia, dân tộc đều được giải quyết trên nền tảng hòa bình, đối thoại, cùng nhau tìm giải pháp chung và trên nền tảng nguyên tắc nhất định của luật pháp quốc tế.

Chúng ta kiên trì đấu tranh trên các mặt trận, mọi cấp độ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, thẳng thắn đấu tranh kiên quyết, trao công hàm, tiếp xúc đại diện, lên tiếng phản đối Trung Quốc, yêu cầu tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Đồng thời, duy trì lực lượng chuyên trách, sử dụng biện pháp đấu tranh “hòa bình” không để xảy ra xung đột vũ trang. Bên cạnh đó, thường xuyên thông tin kịp thời tình hình diễn biến đến nhân dân, quản lý chặt chẽ tình hình an ninh trật tự và làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho nhân dân.

Do đó, không có lý do gì để tổ chức khủng bố Việt Tân hay bất cứ tổ chức khác hoạt động kêu gọi vận động ký “lời kêu gọi” đòi lại biển đảo thay cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Càng không có cớ gì phải “đại diện” cho nhân dân Việt Nam phản ánh nguyện vọng về một vấn đề nào đó. Mọi chuyện lo việc “bao đồng” của Việt Tân từ trước đến nay đều ẩn chứa ý đồ xấu xa đằng sau và nhân dân Việt Nam cần hết sức tỉnh táo trước những chiêu trò này.

Mỗi công dân Việt Nam cần có cái nhìn thấu đảo để thể hiện đúng đắn lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhất là thế hệ trẻ. Đồng thời khơi dậy niềm tự hào thanh niên về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc qua đó nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của thế lực thù địch trong bối cảnh hện nay. Từ đó, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc biển, đảo của Tổ quốc, chủ quyền quốc gia thể hiện bằng ranh giới địa lý và cả chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Nguồn: Trang Thông tin điện tử Công an tỉnh Kon Tum  
Số lượt xem:549