Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện giám sát việc triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất
14-4-2022
Sáng ngày 14/04/2022, tại xã Đăk Rơ Nga, Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện giám sát việc triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Tham dự có đồng chí Ngô Thị Sâm - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thị Minh Thao – Phó Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện cùng các vị đại biểu HĐND huyện ứng cử trên địa bàn xã Đăk Rơ Nga.
Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện giám sát việc triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất
CT
Sáng ngày 14/04/2022, tại xã Đăk Rơ Nga, Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện giám sát việc triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Tham dự có đồng chí Ngô Thị Sâm - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện cùng các vị đại biểu HĐND huyện ứng cử trên địa bàn xã Đăk Rơ Nga.
Theo báo cáo kết quả triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên địa bàn xã Đăk Rơ Nga. Cụ thể, sau khi UBND huyện giao chỉ tiêu trồng rừng, 02 thôn Đăk Pung và Đăk Kon trên địa bàn xã đã có 05 hộ tham gia trồng rừng với diện tích 5,99ha đạt 119,8% kế hoạch, qua kiểm tra thực tế đến nay tỷ lệ cây sống đạt 75%, riêng cây Mắc ca tỷ lệ cây sống đạt 95%. Trong năm 2021 có 05 hộ dân tham gia trồng diện tích 5,99ha, tổng số 6.880 cây bạch đàn cự vĩ, 464 cây MắcCa, 881kg phân NPK, 6,18 lít thuốc bảo vệ thực vật, trồng và chăm sóc. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trồng rừng tham gia Dự án đầy đủ, theo quy định của pháp luật. Đối với các hộ tham gia trồng rừng sản xuất ngoài điều kiện có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều được nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng đối với cây gỗ lớn và 7 triệu đồng đối với cây gỗ nhỏ/1ha để mua giống, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật và công chăm sóc. Với những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại, hạn chế như công tác vận động người dân tham gia trồng rừng sản xuất còn ít, điều kiện vật tư nông nghiệp của người dân trên địa bàn còn hạn chế nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cây giống.
Tại buổi giám sát, đoàn đã đi giám sát thực tế tình hình trồng rừng của người dân trên địa bàn xã Đăk Rơ Nga, trong đó kiểm tra thực tế 03 mô hình trồng cây bạch đàn cự vĩ và 02 mô hình trồng cây mắc ca. Phần lớn tỷ lệ sống của cây bạch đàn đều ở mức trung bình, xuất hiện tình trạng cây bị bệnh sinh trưởng, kém phát triển; đối với cây mắc ca tỷ lệ sống tương đối cao, sinh trưởng và phát triển tốt.


Giám sát thực tế tình hình trồng cây bạch đàn cự vĩ
Quá trình giám sát, Thường trực HĐND huyện cũng lắng nghe những phản ánh, kiến nghị của người dân về quá trình trồng đối với các loại cây này. Theo đó, tỷ lệ sống của cây bạch đàn cự vĩ thấp bởi các hộ dân vẫn chưa có kinh nghiệm trong quá trình trồng, xuất hiện tình trạng trồng xen với cây mỳ nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây, thời gian cấp giống cho người dân chưa đảm bảo nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng sống của cây.
Lắng nghe những ý kiến của người dân, đồng chí Ngô Thị Sâm đề nghị lãnh đạo UBND xã Đăk Rơ Nga cần phải quyết liệt trong quá trình thực hiện Dự án trồng rừng sản xuất của người dân, chủ động tham mưu với UBND huyện về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình trồng rừng sản xuất để từ đó có những giải pháp thiết thực trong quá trình trồng rừng, làm mới diện tích trồng rừng, góp phần tăng diện tích trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện, đạt chỉ tiêu đề ra. Đồng thời, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân có diện tích đất bạc màu, đồi dốc không sản xuất sang trồng rừng nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống./.
Ngọc Hạnh – Văn phòng HĐND và UBND huyện  
Số lượt xem:725